Giảm giá!
  • Cỏ-ngọt-480x480
  • Cỏ-ngọt-480x480

Cỏ ngọt Stevia

60,000  49,000 

0 trên 5
Quy cách:  Gói 7 Hạt
Chiều cao cây:  60cm
Khoảng cách trồng:   20x40m
Loại sản phẩm:  Thảo dược
Thời gian thu hoạch:  55-65 ngày
Xuất xứ: Nga
Liên hệ mua hàng: 0947710324

Những chiếc lá cỏ ngọt Stevia chứa glycoside – Stevioside,  ngọt gấp 300 lần đường mía và không có tác dụng phụ. Là một chất thay thế đường có hàm lượng calo thấp cho bệnh nhân tiểu đường, vi phạm các quá trình chuyển hóa carbohydrate, các bệnh tim mạch. Các lá được sử dụng tươi, khô, ở dạng xi-rô. Cỏ ngọc Stevia là cây Lâu năm

hat-giong-co-ngot-stevia

Cỏ Ngọt Stevia Ngọt Gấp 300 Lần Mía Đường Là Chất Thay Thế Đường Có Hàm Lượng Calo Thấp Cho Bệnh Nhân Tiểu Đường

Cỏ ngọtXu hướng dùng cỏ ngọt làm phụ gia thực phẩm

Cỏ ngọt Stevia rebaudiana đã được người dân Guarani, Nam Mỹ dùng hơn 1.500 năm. Người Brazil và Paraguay đã dùng cả trăm năm nay để pha trà, pha thuốc và làm gia vị. 

Hiện nay, khi thế giới càng ngày càng sợ các loại đường hóa học, người ta tìm về chất ngọt thiên nhiên của cỏ ngọt stevia: Ở Mỹ, cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm FDA đã cho phép sử dụng stevia từ 2008. Liên minh châu Âu EU cho phép 2011.

Từ 30 năm nay, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu rất kỹ các hoạt chất của cỏ ngọt stevia, nhưng chưa thấy báo cáo độc hại hoặc gây ung thư cả. Cho nên ở Nhật Bản cỏ ngọt stevia đã được sử dụng rộng rãi nhiều thập niên nay. Ngay cả những công ty nước giải khát nổi tiếng như CocaCola, Pepsi trước đây chống nay cũng trở cờ ca tụng hết lời chất ngọt thiên nhiên này.

Những sản phẩm có cỏ ngọt stevia

Nói chung, các quốc gia Á Châu và Nam Mỹ đều công nhận và cho phép sử dụng stevia như một chất phụ gia (food additive): Người Brasil và Paraguay đã dùng để pha trà và thuốc. Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân, ăn ngon và trợ tiêu hóa. Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm công kỹ nghệ thực phẩm ở Nhật tiêu thụ từ 700 đến 1000 tấn lá cỏ ngọt stevia. Một số lượng lớn Nhật phải nhập khẩu thêm từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Ở nhiều nước, người ta cho dùng chất ngọt stevioside trong kẹo chewing gum, bánh trái, và trong các loại nước ngọt.

Có nhiều dạng cách sử dụng cỏ ngọt stevia như: (1) phơi, sấy khô để có thể bỏ vô trà, ước quả.., (2) tán bột lá khô để trộn vào bột làm bánh thay thế đường, (3) thay đường hóa học trong kỹ nghệ thực phẩm, (4) làm chất ngọt cho người ăn kiêng ít năng lượng và cho người bệnh đái tháo đường.

Phụ gia “độc đáo” biệt cho người đái tháo đường

Vì những steviosides trong cỏ ngọt không thể chuyển hóa trong cơ thể con người nên không ảnh hưởng gì lên nồng độ glucose máu, cho nên cỏ ngọt stevia có thể dùng làm phụ gia thực phẩm tạo vị ngọt cho người ăn kiêng, ăn ít ngọt như người bị đái tháo đường.

Hiện nay, trên thị trường nhiều sản phẩm cỏ ngọt đã thay thế vị trí của đường hóa học.